- 11 Tháng Một, 2024
- 0 Bình luận
- 382 Lượt xem
Điểm hòa vốn trong kinh doanh F&B quan trọng như thế nào ?
Điểm hòa vốn (Break-even Point) là MỤC TIÊU ĐẦU TIÊN khi kinh doanh quán ăn – uống, nhà hàng phải đạt được trước khi nghĩ đến việc có LỢI NHUẬN.
Điểm hòa vốn được hiểu là mức doanh thu đạt được trong 1 tháng hoặc 1 ngày mà khi đó chúng ta có đủ tiền để trang trải mọi chi phí và thực tế chúng ta sẽ thu lại được tiền từ CHI PHÍ KHẤU HAO.
Để tính được Điểm Hòa Vốn các bạn cần hiểu rõ CHI PHÍ KHẤU HAO, LỢI NHUẬN GỘP và CHI PHÍ HÀNG BÁN (hay còn gọi là COST THÀNH PHẨM). Cụ thể:
1. Chi phí khấu hao
Chi phí khấu hao là khoản chi phí được phân bổ cho 1 tài sản trong một thời gian nhất định đến khi giá trị tài sản bằng 0 hoặc không đáng kể.
CHI PHÍ KHẤU HAO = ĐẦU TỪ THÔ + MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ + TRANG THIẾT BỊ CÒN LẠI TRONG QUÁN.
Trong đó:
– Chi phí đầu tư thô bao gồm: trang trí tường, xây dựng thô, sàn, trần, mái…
Ví dụ: Quán đầu tư thô gồm có: tường, trần, mái, bộ khung bê tông, xây móng, sơn tường, trang trí vẽ tranh, bảng hiệu…. Tổng là 1.200.000.000 VND, hợp đồng thuê: 5 năm ~ 60 tháng –> chi phí khấu hao 1 tháng = 1.200.000.000 / 60 = 20.000.000 VND/ tháng.
– Máy móc, trang thiết bị gồm: tủ đông, tủ lạnh, tủ mát, máy lạnh, bếp gas, bếp từ, đèn, quạt, máy hút mùi, máy xay sinh tố, máy đong đường…là khoản đầu tư sẽ tính KHẤU HAO THEO THỜI GIAN BẢO HÀNH. Sau thời gian bảo hành, giá trị tài sản được khấu hao về 0.
– Trang thiết bị còn lại trong quán: bàn ghế, dụng cụ pha chế, chén, bát, đồng phục… là khoản đầu tư sẽ tính KHẤU HAO THEO VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM. Thời gian tồn tại của các vật dụng này trong quán sẽ do các bạn là người quy định.
2. CHI PHÍ BÁN HÀNG (COST THÀNH PHẨM)
Chi phí bán hàng (Cost thành phẩm) là tất cả khoản chi liên quan đến nguyên vật liệu & bao bì để cấu thành nên 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Ví dụ: 1 ly trà sữa trân châu gồm có: trà, đường, bột sữa, sữa đặc/sữa tươi, đá viên, trân châu, ống hút, ly nhựa, túi đựng, muỗng nhựa – tất cả các khoản chi cho các nguyên vật liệu đó là 9.000 VND, các bạn dự kiến bán sản phẩm đó trên menu giá 30.000 VND –> lúc này cost thành phẩm = 9.000/30.000 = 30%, nếu doanh thu 1 ngày của chúng ta 3.000.000 VND thì chi phí hàng bán sẽ là 30% *3.000.000 = 900.000 VND.
CHI PHÍ BÁN HÀNG là 1 biến số giao động vì trong menu chúng ta có nhiều món và cost thành phẩm của từng món là khác nhau, khi đó chúng ta sẽ tính toán được 1 chỉ số trung bình (%) trong 1 tháng hoặc 1 ngày. Ví dụ: doanh thu tháng là 90.000.000 VND, Chi phí nguyên vật liệu cho tháng là 25.000.000 VND –> chi phí hàng bán = 25.000.000/ 90.000.000 = 27.77%.
3. LỢI NHUẬN GỘP = DOANH THU – CHI PHÍ BÁN HÀNG
Chúng ta có thể hiểu: LỢI NHUẬN GỘP sẽ bằng các khoản chi phí còn lại NGOẠI TRỪ chi phí hàng bán, gồm có chi phí cố định, chi phí nhân công, chi phí marketing, chi phí khấu hao và các chi phí khác như phí bảo trì, đồ vỡ phát sinh, thất thoát.
Ví dụ:
– CHI PHÍ CỐ ĐỊNH: 500k/ ngày
– CHI PHÍ NHÂN CÔNG: 500k/ ngày
– CHI PHÍ MARKETING: 200k/ ngày
– CHI PHÍ KHẤU HAO: 300k/ ngày
– CHI PHÍ KHÁC: 100k/ ngày
Tổng chi phí: 1.600.000 VND/ ngày (nghĩa là Lợi Nhuận Gộp bằng số này thì huề vốn)
Sau khi nắm được các kiến thức trên, bạn có thể tính toán ĐIỂM HÒA VỐN với công thức sau:
ĐIỂM HÒA VỐN = DOANH THU = CHI PHÍ HÀNG BÁN (COST THÀNH PHẨM) + LỢI NHUẬN GỘP = CHI PHÍ HÀNG BÁN (COST THÀNH PHẨM) + CHI PHÍ CỐ ĐỊNH + CHI PHÍ NHÂN CÔNG + CHI PHÍ MARKETING + CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN + CHI PHÍ KHÁC.
Kết hợp 2 ví dụ ở trên: Chi phí hàng bán (cost thành phẩm) & lợi nhuận gộp. Chúng ta có:
– Chi phí hàng bán thực tế là 27.77 % => Lợi Nhuận Gộp = 100% – 27.77% = 72.23%
– Tổng chi phí: 1.600.000 VND/ ngày (Lợi Nhuận Gộp bằng số này thì huề vốn) nghĩa là chi phí 1.600.000 VND/ngày ~ 72.23% doanh thu ngày.
Điểm hòa vốn = 1.600.000 / 72.23% = 2.215.000 VNĐ.
Với doanh thu hằng ngày là 2.215.000 thì chúng ta HÒA VỐN.
Doanh thu tháng = 2.215.000 * 30 ngày = 66.450.000 VND.
Lưu ý: Đây là ĐIỂM ĐẦU TIÊN chúng ta phải đạt được nếu muốn phát triển.
Theo: blogdoanhnhan.org