- 22 Tháng Chín, 2021
- 0 Bình luận
- 291 Lượt xem
Công việc của Bếp trưởng nhà hàng khách sạn
Bếp trưởng là một trong những vị trí được ngưỡng mộ khi nhắc đến. Tuy rằng động cơ đến với nghề nấu ăn rất khác nhau, nhưng tựu chung lại ai cũng đều muốn ngày càng nâng cao tay nghề, nấu ra những món ăn ngon. Dần tích lũy kinh nghiệm và trở thành một Bếp trưởng như sự khẳng định khả năng và cống hiến của mình.
Bếp trưởng là vị trí mà rất cần thời gian, nghị lực, kỹ năng và chuyên môn để phấn đấu mới đạt được. Không đoạn đường nào trải hoa hồng mà người vượt qua đó bàn chân không nhừ nát vết gai. Bếp trưởng hẳn không phải là vị trí oách nhất trong bếp, nhưng hẳn là niềm tự hào của rất nhiều người làm nghề Bếp.
Các Bếp trưởng nói chung là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các khu vực bếp trong một Nhà hàng – Khách sạn, nơi làm việc của mình. Từ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động cho đến tiêu chuẩn vận hành, kỹ năng nghề, kế hoạch nhân sự của bếp… đều nằm trong danh sách những việc cần làm của một Bếp trưởng. Cùng với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm cho chất lượng các món ăn sau cùng, trước khi đến tay thực khách.
Với tinh thần trách nhiệm cùng với áp lực công việc đặc trưng, một Bếp trưởng có thu nhập từ 14 – 20 triệu đồng/tháng tùy vào quy mô của Nhà hàng – Khách sạn và địa điểm mà đơn vị ấy tọa lạc. Ở các thành phố trọng điểm du lịch mức lương ấy có thể cao hơn. Cùng chúng tôi khám phá bảng mô tả công việc Bếp trưởng.
Trách nhiệm chính của một Bếp trưởng
Nhìn chung công việc cùng với trách nhiệm của một Bếp trưởng là điều hành công việc và giữ cho tiến độ công việc luôn ở mức đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trong đó có một số công việc là đặc thù riêng của Bếp trưởng bởi nó được điều hành bằng kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn.
1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quy cách vận hành gian bếp
- Chịu trách nhiệm giữ vệ sinh toàn bộ gian bếp.
- Yêu cầu, đốc thúc nhân viên dọn dẹp vệ sinh khi cần thiết.
- Quan sát, giám sát việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn bộ nhân viên.
- Đảm bảo vệ sinh của tất cả khu vực làm việc.
- Đảm bảo chất lượng vệ sinh của các món ăn trước khi phục vụ khách hàng.
- Có trách nhiệm yêu cầu các nhân viên vệ sinh khu vực làm việc, dụng cụ, thiết bị.
- Hướng dẫn, giám sát bảo quản các tài sản chung, trang thiết bị, máy móc trong gian bếp của nhân viên.
2. Phụ trách lên thực đơn, đề ra quy cách & chất lượng món ăn
- Lập kế hoạch, lên thực đơn cho từng chủ đề hoặc tiệc khác nhau.
- Phân công, giao việc cho các nhân viên như Bếp Phó, Bếp chính, hoặc Tổ trưởng ca.
- Đảm bảo chất lượng các món ăn, trực tiếp kiểm tra chất lượng trước khi chuyển cho nhân viên phục vụ.
- Nghiên cứu và sáng tạo các món ăn mới, xây dựng thực đơn cho các bữa tiệc.
- Quản lý hệ thống menu hiện có.
- Tư vấn chất lượng món ăn, cách chế biến tại Nhà hàng – Khách sạn.
Bếp trưởng là người chịu toàn bộ trách nhiệm vận hành gian bếp – Ảnh: Internet
3. Quản lý hàng hóa trong bếp
- Kiểm kê hàng hóa nhập vào cả về số lượng và chất lượng.
- Kiểm tra chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu có tại gian bếp.
- Thực hiện tồn kho thực phẩm, các loại nguyên vật liệu để có hướng bảo quản hoặc chế biến phù hợp.
- Hủy thực phẩm khi không đảm bảo chất lượng.
4. Quản lý công việc bếp
- Trong những trường hợp cần hỗ trợ Bếp trưởng sẽ đứng ra chế biến các món ăn (giờ cao điểm, khách hàng khó tính…).
- Phân chia công việc cho từng nhân viên theo từng vị trí.
- Đảm bảo các vị trí hoạt động ổn định.
- Giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
- Đôn đốc, giám sát quá trình chế biến món ăn của nhân viên.
5. Phụ trách đào tạo kỹ năng & lên kế hoạch đào tạo chung
- Bếp trưởng sẽ phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng, đào tạo nhân viên bếp.
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên, phổ biến các quy định, quy tắc trong gian bếp.
- Thông tin đến nhân viên những thông tin mới nhất từ cấp trên.
- Đào tạo kỹ năng cho nhân viên.
6. Phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng
Cùng với những vị trí có liên quan khác trong bếp, Bếp trưởng có trách nhiệm lên kế hoạch chi tiêu và đăt hàng sau đó phân chia công việc cho từng vị trí bếp.
7. Các công việc khác
Ngoài ra Bếp trưởng còn có nhiệm vụ quản lý, là đầu mối trao đổi và báo cáo với Công ty.
Bếp trưởng được xem là “đầu tàu” trong các hoạt động, gian bếp có vận hành trôi chảy hay không phụ thuộc rất lớn tới việc điều hành của vị Bếp trường. Để có được những kinh nghiệm quý báu ấy, người Đầu bếp cần thời gian dài rèn luyện những kỹ năng và không ngừng học hỏi, sáng tạo.
Nguồn: tổng hợp và sưu tầm từ chefjob